Khi mang thai, mỗi ngày mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ 2,5 – 3 lít nước cho cơ thể. Đặc biệt, uống liên tục mỗi tiếng 1 ly nước cũng giúp mẹ giảm buồn nôn đáng kể
1. Buồn nôn khi mang thai là gì?
Buồn nôn và nôn khi mang thai là triệu chứng thườn gặp ở hơn 90% phụ nữ, thường bắt đầu vào khoảng tuần thai thứ 8 hoặc thứ 9 và có xu hướng giảm dần sau 12 – 14 tuần. Tuy nhiên, đối một số thai phụ có thể tiếp tục sau tuần 20 hoặc có thể đến khi sinh.
– Có rất nhiều nguyên nhân gây ra buồn nôn và nôn khi mang thai và nguyên nhân chủ yếu được xác định là do sự thay đổi nội tiết tố. Buồn nôn và nôn khi mang thai thường không gây nguy hại gì đến thai nhi nếu như ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra quá nghiêm trọng và kéo dài trong thời gian lâu có thể làm suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày của mẹ và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Do đó, khi buồn nôn và nôn mẹ nên tìm cách để phòng tránh và xử lý để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
2. Cách phòng tránh và xử lý buồn nôn
– Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh là yếu tố góp phần hạn chế đẩy lùi triệu chứng buồn nôn ở thai phụ. Mẹ có thể đẩy lùi buồn nôn bằng cách ăn các loại thực phẩm thanh đạm, hợp khẩu vị, đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.
Bên cạnh đó mẹ cũng nên loại bỏ khỏi thực đơn những thực phẩm chiên xào, có nhiều đường, dầu mỡ, các loại thực phẩm tái sống và cung cấp các thực phẩm đồ luộc, rau xanh và các loại hoa quả cũng giúp cho mẹ cung cấp được đủ chất mà vẫn khỏe mạnh và không bị buồn nôn.
Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh cũng có nghĩa là mẹ nên bố trí thời gian ăn uống hợp lý, tránh để quá đói hoặc ăn quá no. Đồng thời, nên chia nhỏ 3 bữa ăn chính trong ngày thành 5 – 6 bữa nhỏ bằng với lượng thức ăn của bữa chính và thêm các bữa ăn phụ để không bị ớn.
– Thay đổi thói quen nấu nướng: Có rất nhiều chị em, khi chưa mang thai thường có thói quen cho nhiều dầu, gia vị, rau mùi khi chế biến thức ăn. Tuy nhiên, khi mang thai, khứu giác của mẹ trở nên nhạy cảm hơn, việc ăm các đồ ăn nhiều mùi có thể làm mẹ khó chịu và nhanh buồn nôn.
– Uống đủ nước: Khi mang thai, mỗi ngày mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ 2,5 – 3 lít nước cho cơ thể. Đặc biệt, uống liên tục mỗi tiếng 1 ly nước cũng giúp mẹ giảm buồn nôn đáng kể. Mẹ có thể dựa vào màu nước tiểu để biết mình uống đủ nước hay chưa, khi thấy có màu trong suốt có nghĩa mẹ đã uống đủ nước. Ngược lại khi có màu sẫm, mùi khai nồng có nghĩa mẹ chưa uống đủ nước.
Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung nước bằng cách uống sữa hay nước ép hoa quả tươi, súp.
– Chú ý vào buổi sáng: Thông thường, các mẹ bầu đều có xu hướng nôn nhiều vào buổi sáng và giảm dần vào buổi trưa. Do đó, nếu trong trường hợp này, khi thức dậy, mẹ đừng vội bước xuống giường mà hãy nằm trên giường và ăn một ít bánh quy cũng có thể hạn chế được chứng buồn nôn này.
– Giữ tinh thần vui vẻ: Tinh thần luôn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tinh thần căng thẳng quá nhiều cũng có thể khiến việc ăn uống của mẹ trở nên khó khăn và chứng buồn nôn càng dễ xuất hiện. Do đó, phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong thời kì đầu, cần ổn định tình cảm, chú ý nghỉ ngơi, bảo đảm môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
Diễm Hương